I. Thời vụ trồng
Nếu có điều kiện chủ động nước tưới tiêu, cây thanh long có thể trồng quanh năm. Trong thực tế thường trồng vào cuối mùa mưa, từ tháng 10 – 12. Trồng lúc này nguồn hom giống dồi dào do đang mùa tỉa cành, độ ẩm còn đầy đủ, không bị ngập úng. Tuy vậy cần tưới cho cây con trong mùa khô và phòng trừ kiến ăn đọt. Trồng tháng 10 cây cho quả vào tháng 7 – 8 năm sau.
Ở nơi thiếu nước tưới có thể trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 6) nhưng đây là thời gian thanh long đang ra hoa nên ít hom giống, cần chuẩn bị giâm hom từ trước.
II. Chuẩn bị cây trụ
Cây thanh long cần phải có trụ để bám, vì vậy việc chuẩn bị cây trụ cần phải quan tâm trước tiên. Đời sống cây thanh long lại tương đối dài, trên 10 năm, nên cây trụ cần vững chắc lâu bền, đủ sức để giữ một khối lượng cây xanh nặng vài trăm kg. Nếu giữa chừng mà cây trụ bị gãy thì việc thay trụ mới rất khó khăn, cây lại bị hư hại nặng nề. Chi phí cho cây trụ chiếm phần lớn chi phí đầu tư ban đầu. Có 2 loại trụ là trụ sống và trụ chết.
Trụ sống: là dùng cây đang sống làm trụ để cho thanh long leo lên. Loại trụ này còn phổ biến ở Long An, Tiền Giang, ít dùng ở Bình Thuận. Các cây thường trồng làm trụ sống là vông nem, me tây, me chua, mít… những cây này có đời sống lâu, rễ chắc để không bị đổ ngã, chịu được xén tỉa cành nhiều mà không chết, nếu là cây họ đậu (như vông, me) còn cung cấp thêm đạm cho đất. Trụ sống có nhược điểm là cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng với thanh long, tốn công tỉa cành và phòng trừ sâu bệnh cho cây trụ, cây thanh long có khuynh hướng leo cao khó chăm sóc, thu hoạch.
Trụ chết: Trụ chết có thể là cây gỗ, trụ bê tông cốt sắt hoặc xây bằng gạch.
Nếu dùng trụ là gỗ thì phải là gỗ tốt, chịu mưa nắng và lâu mục, như căm xe, bình linh, sao đen, làu táu, cà đuối… Cây trụ có đường kính trên 25 cm, dài 2,2 – 2,5 m để sau khi chôn xuống đất còn cao khoảng 1,6 – 1,8 m, nếu trụ cao quá sẽ khó chăm sóc. Cũng không nên thấp quá vì trụ thấp thì nhánh thanh long sẽ rũ xuống giáp đất, vừa tốn công cắt tỉa vừa ít quả do cành ngắn. Trước khi chôn trụ cần đẽo bỏ hết vỏ ngoài.
Hiện nay việc tìm kiếm các cây gỗ làm trụ ngày càng khó khăn và đắt tiền nên đã thay bằng trụ bê tông cốt sắt hoặc xây bằng gạch. Trụ bê tông vuông, mỗi cạnh khoảng 20 cm, chôn xuống đất còn cao 1,6 – 1,8 m.
Trên đầu trụ chết đục 2 lỗ để gắn 2 que sắt cho thanh long bám vào đầu trụ tạo thành một tán cây có hình dù. Que sắt ngang cách đầu trụ 10 – 15 cm đề phòng bị lật nghiêng khi nhánh phân bố không đều.
Cây trụ chôn trước khi trồng cây khoảng một tháng cho đất nén chặt, khi chôn chú ý để trục thẳng, không lệch ngọn.
III. Chuẩn bị đất trồng
Đất nên cày bừa kỹ, trong mùa nắng để cho khô ải và trừ cỏ dại. Vùng đất cao việc làm đất tương đối đơn giản, đào quanh trụ một lớp đất sâu 0,3 m, đường kính 1,5 m rồi bón phân lót.
Nơi đất thấp hoặc đất ruộng lúa chuyển sang trồng thanh long cần đào mương lên liếp để nâng cao tầng canh tác và tiêu thoát nước. Bề rộng mương trung bình 1,5 m, mặt liếp rộng 3,0 – 4,0m để trồng 1 hoặc 2 hàng.
Trước khi trồng bón lót mỗi hố 10 kg phân hữu cơ hoai + 0,5 kg Super lân rồi phủ lớp đất mặt.
IV. Cách trồng
Nếu trồng trụ chết thì khoảng cách giữa các trụ là 3,0 – 3,5 m (900 – 1.100 trụ/ha). Nếu trụ sống thì nên thưa hơn, với khoảng cách 4 m (800 trụ/ha).
Trước khi đặt hom, phun đẫm lên mặt hố dung dịch thuốc trừ nấm gốc đồng, Viben-C hoặc Bendazol để trừ nấm bệnh hại hom. Tùy trụ lớn hay nhỏ, đặt đều quanh trụ 4 – 6 hom. Không nên đặt nhiều hom quá vì sau này tán cành sẽ dày, tốn công tỉa cành, sâu bệnh nhiều, quả dễ bị xây xát do va chạm.
Hom giống không nên chôn sâu chỉ đặt ngang mặt đất rồi phủ lớp đất mỏng hoặc rơm rác lên chỗ có rễ non. Nếu chôn sâu dễ bị thối hom và mầm phát triển chậm. Đặt áp phần phẳng của hom vào trụ rồi dùng dây buộc hom với trụ để tránh gió lay gốc. Che bớt ánh nắng, đến khi rễ phát triển chắc chắn thì gỡ bỏ vật che. Trồng xong thường xuyên tưới ẩm đều. Sau khi trồng khoảng 15 ngày, trên hom giống sẽ nảy nhiều chồi, nên vặt bỏ chỉ để lại một chồi tốt nhất. Khi chồi cao khoảng 15 cm thì buộc cho chồi vươn thẳng lên phía đầu trụ. Thời gian này chồi non tiết ra nhựa ngọt dẫn dụ kiến cắn phá chồi, nên dùng thuốc sâu rải quanh gốc.
Khi nhánh lên vượt khỏi giàn ở đầu trụ thì đặt nhánh gác qua bên kia đầu trụ, nhánh không bị gãy và phân bố đều trên đầu giàn để tạo tán cho tròn. Khi nhánh chính dài khoảng 1m sẽ phát chồi đợt 2, chỉ nên để 1 – 2 chồi sẽ đủ sức ra quả sớm.
1. Tưới nước
Cây thanh long chịu hạn khá nhưng trong mùa khô kéo dài cây cũng dễ bị thiếu nước. Nếu thiếu nước cành phát triển chậm, teo lại và chuyển màu vàng, giảm số đợt ra hoa, hoa rụng nhiều, quả nhỏ. Việc tưới nước chủ yếu trong mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5. Tùy theo độ ẩm đất, cứ khoảng 3 – 7 ngày tưới một lần và nên tưới vào buổi sáng. Nếu cố xử lý ra hoa bằng đèn càng phải chú ý tưới nước trong mùa khô. Cây thanh long yếu chịu mặn, ở các vùng mùa nắng nước nhiễm mặn khi tưới cần chú ý.
2. Bón phân
+ Năm thứ 1: Khi cây chưa ra hoa, bón cho một trụ 0,5 kg urê (hoặc 0,3 kg urê + 0,3 kg NPK 16-16-8), chia đều bón làm 3 lần vào các thời điểm 1 tháng, 6 tháng sau khi trồng và khi cây bắt đầu có nụ hoa. Cách bón là hòa phân với 10 lít nước tưới cho 1 trụ. Ngoài ra có thể phun bổ xung một số lần bằngphân bón lá có vi lượng như Komix, Polyfeed,Mymix…để giúp cây tăng trưởng mạnh, mau cho quả.
+ Từ năm thứ 2 trở đi: Khi cây đã cho quả, cần bón thêm phân hữu cơ và tăng cường kali để quả chắc và ngọt. Lượng phân bón trung bình một năm cho một trụ như sau:
– Phân hữu cơ hoai :15 – 20 kg
– Super lân : 0,5 kg
– Urê : 0,5 kg
– NPK (16-16-8) : 1,0-1,5 kg 0,5 kg
– Kali clorua (KC1) : 0,5kg
Lượng phân trên chia, bón làm 3 lần:
Lần thứ 1: Sau khi thu hoạch và tỉa cành (tháng 10 – 11) bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân và 1/3 urê để thúc đợt cành đầu tiên ra sớm.
Lần thứ 2: Bón sau lần 1 khoảng 40 – 60 ngày với 1/3 lượng urê + 1/5 NPK và 1/2 KC1 để nuôi đợt cành đầu và thúc đợt cành 2.
Lần thứ 3: Vào tháng 3, bón nốt 1/3 lượng urê + 2/5 NPK + 1/2 KC1 còn lại để nuôi cành và thúc cành đợt 1 phân hóa mầm hoa.
Còn lại 2/5 lượng NPK chia ra rải 2-3 đợt trong thời gian cây nuôi quả. Ngoài ra nên phun bổ sung phân bón lá có vi lượng.
Đôi với những vườn thanh long cổ xử lý đèn để kích thích cây ra hoa nuôi quả nhiều đợt thì lượng phân bón cần tăng thêm để cây không bị kiệt sức.
Một sô’ nhà vườn trồng thanh long ở Bình Thuận thường chia nhỏ lượng phân bón làm nhiều đợt. Cách bón này có thể làm phân ít bị rửa trôi nhưng thường không đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn sinh trưỏng phát triển của cây và tôn nhiều công lao động.
Để nâng dần độ cao mặt liếp và tăng màu mỡ cho đất, hàng năm vét bùn mương bồi lên liếp và quanh gốc cây một lớp dày 2 – 3 cm.
3. Tỉa cành
Muốn cây thanh long có năng suất cao bắt buộc phải tỉa cành. Để lại số cành nhiều hay ít tùy thuộc tình hình sinh trưởng cây và mức độ đầu tư của từng vườn.
Năm thứ 2 nên tỉa nhẹ để tạo tán cây có hình dù. Từ năm thứ 3 số cành nhiều chen chúc nhau, một số cành phía trong bị thiếu ánh sáng, một số cành già đã cho quả những năm trước nếu giữ lại sẽ không cho quả hoặc quả nhỏ, tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng. Tỉa cành làm tán cây gọn và thông thoáng, tập trung dinh dưỡng nuôi cành quả mới, sau khi tỉa cành non ra mạnh hơn. Có thể chia thành 3 loại tỉa cành.
Tỉa đầu
Tiến hành sau khi thu hoạch quả xong (tháng 10), cắt bỏ khoảng 2/3 số cành già bên trong tán, các cành non ốm yếu, khuyết tật, sâu bệnh, khuất trong tán lá. Chỉ nên giữ lại trên đầu mỗi trụ khoảng 50 cành tốt, phân bô” đều. Cắt bớt chiều dài các cành già phía dưới, để lại các tược non nảy ra từ gốc cành.
Tỉa lựa
Khoảng tháng 1 năm sau trong quá trinh cây sinh trưởng, tùy theo số cành đạt chất lượng cần giữ lại mà tỉa bớt những cành yếu ớt, sâu bệnh. Để lại mỗi trụ khoảng 100 cành là vừa.
Tỉa sửa cành
Khi cành đã cho quả ổn định vẫn mọc tiếp một số chồi, nên tỉa bớt chỉ giữ lại 1 – 3 chồi cách xa nhau và phân bố đều trên cành để tránh làm lệch tán cây. Tỉa bỏ hoặc cắt bớt chiều dài những cành mọc lòa xòa ra lối đi.
Chú ý là do yêu cầu tạo quả trái vụ nên giữ lại một số cành già thích hợp để ra hoa.
Trong quá trình tỉa cành cần kết hợp sắp xếp lại nhánh cho phân bố đều trên đầu trụ, buộc những cành mới phát sinh vào thân trụ. Ngoài ra trên cành mang nhiều quả cũng cần tỉa bớt để các quả còn lại phát triền đồng đều, đạt tiêu chuẩn.
Khi tỉa cành thường dùng dao hoặc liềm sắc có cán dài, tránh làm xây xát, tước vỏ các cành giữ lại.
Tủ gốc, làm cỏ
Trong mùa nắng dùng rơm rạ, cỏ khô tủ quanh gốc để giữ ẩm. Có thể tủ toàn bộ liếp để kết hợp hạn chế cỏ và xói mòn mặt liếp.
Tiến hành làm cỏ trước mỗi đợt bón phân, nhất là quanh gốc. Trên mặt liếp nếu cỏ nhiều có thể dùng các thuốc Paraquat hoặc Glyphosate phun trừ. Nếu có điều kiện dùng bạt nilông phủ đất như ngành trồng dưa hấu hoặc trồng dứa đã làm.
Nguồn: https://caytrongvatnuoi.com/cay-trong/trong-va-cham-soc-thanh-long/